Dựa trên kết quả có được, đáng ngạc nhiên, Toyota RAV4 lại không phải là chiếc xe SUV nhỏ gọn đáng tin cậy nhất trong 5 năm qua. Thay vào đó lại là Buick Encore, một mẫu xe đến từ thương hiệu cao cấp của General Motors.
Cuộc khảo sát năm nay, Buick Encore 2024 được J.D. Power đánh giá độ tin với số điểm 87/100. Thang điểm đánh giá độ tin cậy bao gồm từ 70-80 điểm là trung bình, từ 81-90 điểm là trên trung bình và từ 91-100 điểm là tốt nhất. Với Toyota RAV4 2024, mức độ tin cậy của mẫu xe này chỉ đạt mức trung bình với 76 điểm, kém 11 điểm so với mẫu xe của Buick.
Trong 5 năm qua, Buick Encore được đánh giá là mẫu xe SUV cỡ nhỏ đáng tin cậy nhất lần lượt vào các năm 2020, 2022 và 2024. Những mẫu xe khác cùng giành được chiến thắng ở hạng mục này bao gồm Volkswagen Tiguan năm 2019, KIA Sportage năm 2021 và Toyota C-HR năm 2023.
Buick Encore lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm ô tô Bắc Mỹ 2012 và bắt đầu bán ra thị trường từ năm 2013. Encore được định vị ở phân khúc xe SUV cỡ nhỏ và là chiếc SUV thứ tư của hãng sau Rendezvous, Rainier và Enclave.
Mặc dù Buick Encore đã bước sang thế hệ thứ 2 vào năm 2019 nhưng lại chỉ dành cho thị trường Trung Quốc, thay vào đó hãng tập trung vào Buick Encore GX lớn hơn dành cho khách hàng Mỹ. Vào năm 2023, Buick đã trình làng phiên bản nâng cấp mới Encore GX dưới phiên bản 2024.
Buick Encore GX 2024 được trang bị động cơ I-3 1.5L tăng áp cho công suất 155 mã lực, mô-men xoắn 236 Nm, đi kèm hộp số tự động vô cấp CVT (dẫn động cầu trước) và hộp số tự động 9 cấp (dẫn động 4 bánh).
Đây cũng là mẫu xe SUV cỡ nhỏ cao cấp có giá phải chăng nhất tại thị trường Mỹ, dao động từ 25.600-33.500 USD (khoảng 651-852 triệu đồng). Các đối thủ cạnh trạnh trực tiếp với Buick Encore gồm có Toyota Corolla Cross, Chevrolet Trailblazer, Honda HR-V và Hyundai Kona.
Theo Motorbiscuit/J.D. Power
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành quy định hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Cùng với đó, một số hệ thống thông tin, ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp đang được triển khai thử nghiệm nhằm xây dựng thành phố thông minh, hiện đại: Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi); hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố trên VNeID, cấp lý lịch tư pháp trên VNeID; ứng dụng “Thẻ vé giao thông Hà Nội” sử dụng thẻ QR động (thẻ ảo) cho vận tải hành khách công cộng; ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
“Cũng theo Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2023, Hà Nội đứng thứ nhất về Chỉ số quản trị điện tử”, đồng chí Hà Minh Hải nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát tiếp tục được các cơ quan, đơn vị tăng cường, tạo chuyển biến khá rõ nét, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thành phố đã có chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động và hiệu quả phục vụ. Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính của công dân, tổ chức; việc tiếp công dân được duy trì nền nếp, ổn định; không có phản ánh kiến nghị về thái độ ứng xử không phù hợp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Theo đó, kết quả công tác cải cách hành chính của thành phố Hà Nội được Trung ương và người dân ghi nhận, đánh giá cao. Chỉ số PAR INDEX của Hà Nội xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chỉ số SIPAS năm 2023 của thành phố đạt 83,57% (tăng 3,41%), tăng 9 bậc so với năm 2022, đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương (sau Hải Phòng); chỉ số PAPI được xếp vào nhóm 1 (nhóm có chỉ số tốt nhất).
Có được kết quả trên là do lãnh đạo thành phố Hà Nội quan tâm đặc biệt đến các giải pháp để cải thiện về cải cách hành chính, chuyển đổi số… Thành phố đã tổ chức 2 hội nghị về triển khai, nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính năm 2024 với gần 1.000 đại biểu tham dự cho tất cả các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã để quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về công tác cải cách hành chính, góp phần cải thiện Chỉ số PAR INDEX, SIPAScủa thành phố.
Đặc biệt, các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch cải cách hành chính năm 2024, các kế hoạch cải thiện khắc phục chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, PCI, DTI đã sớm được UBND thành phố (qua Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông) đôn đốc, theo dõi, nhắc nhở trực tuyến qua việc ứng dụng Hệ thống thông tin báo cáo thành phố. Căn cứ chỉ đạo của UBND thành phố, các cơ quan, đơn vị đã chủ động xây dựng, ban hành các kế hoạch cải cách hành chính, các kế hoạch cải thiện, khắc phục các chỉ số và tổ chức triển khai thực hiện. Đến nay, khối lượng công việc, nhiệm vụ theo kế hoạch đã hoàn thành và đang triển khai bảo đảm theo kế hoạch.
Đáng lưu ý, thành phố Hà Nội đã triển khai tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính; triển khai phương thức tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với chính quyền các cấp qua ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi. Đây là lần đầu tiên Hà Nội phát động, tổ chức cuộc thi cải cách hành chính cấp thành phố, chính thức triển khai phần mềm “Công dân Thủ đô số” - iHanoi trên nền tảng ứng dụng Smartphone nhằm phát huy tính chủ động, trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức thành phố, tranh thủ sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của người dân, tổ chức và doanh nghiệp qua kênh phản ánh, kiến nghị trên phần mềm iHanoi.
Bên cạnh những kết quả tích cực, UBND thành phố cũng nhận định, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính ở một số đơn vị đã xuống cấp, chưa đồng bộ. Đội ngũ công tác cải cách hành chính, công nghệ thông tin hầu hết đều kiêm nhiệm và luôn biến động nên chất lượng, hiệu quả công việc cải cách hành chính, chuyển đổi số tại một số đơn vị vẫn còn chênh lệch. Cổng dịch vụ công thành phố còn nhiều lúc vận hành chưa ổn định, gây khó khăn cho các đơn vị, người dân trong việc thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.
Thời gian tới, UBND thành phố tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp; đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Thành phố kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng; thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao các chỉ số PAPI, SIPAS, PAR INDEX, nhất là Chỉ số PCI và PGI - tập trung vào các chỉ số thành phần còn thấp. Đồng thời, Hà Nội triển khai thực hiện bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương trên địa bàn thành phố (DDCI).
Thành phố cũng chú trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các thủ tục về quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng và giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện xử lý các dự án có sử dụng đất chậm tiến độ trên địa bàn. Cùng với đó là tiếp tục hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo trực tuyến; hệ thống quản lý văn bản và điều hành tập trung của thành phố; tổ chức vận hành thông suốt hệ thống quản lý chỉ tiêu kinh tế - xã hội và hệ thống quản lý thông tin dự án đầu tư trên địa bàn Thủ đô.
Theo Bảo Vy (Báo Hànộimới)
" alt=""/>Dấu ấn thực hiện chính quyền điện tử và chuyển đổi số ở Thủ đôTheo bà Carla Hoorweg, Giám đốc điều hành ANCAP, MG5 và Mahindra Scorpio bị điểm thấp nhất vì “thiếu những trang bị an toàn tiêu chuẩn, vốn đã có mặt trên các mẫu xe hiện đại”, đồng thời “cả 2 mẫu xe đều không đủ tiêu chuẩn an toàn bảo vệ hành khách”.